Cuộc đấu tranh của Phật giáo sau Lễ Phật Đản Biến cố Phật giáo 1963

Tuyên ngôn ngày 10/5/1963

Chiều ngày 9/5/1963, văn phòng Tổng Trị Sự Giáo hội Tăng Già Việt Nam nhận được báo cáo về việc xảy ra tại đài phát thanh Huế đêm 8/5/1963, do Phật giáo Trung phần chuyển tới. Tổng trị sự giáo hội trung ương liền triệu tập cuộc họp khẩn vào lúc 19 giờ cùng ngày và ra quyết định gửi kháng thư cho tổng thống Ngô Đình Diệm phản đối việc cấm treo cờ Phật giáo và đàn áp Phật giáo đêm 8/5/1963; tổ chức lễ cầu siêu cho các nạn nhân tại đài phát thanh Huế rồi rước bài vị từ chùa Ấn Quang tới chùa Xá Lợi vào ngày 21/5/1963.[14]

Loạt bài
Chiến tranh Việt Nam
Giai đoạn 1954–1959
Thuyết domino
Hoa Kỳ can thiệp
Miền Bắc – Miền Nam
Giai đoạn 1960–1965
Diễn biến Quốc tế – Miền Nam
Kế hoạch Staley-Taylor
Chiến tranh đặc biệt
Đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm
Giai đoạn 1965–1968
Miền Bắc

Chiến dịch:
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ
Mũi Tên Xuyên –Sấm Rền

Miền Nam

Chiến tranh cục bộ
Chiến dịch:
Các chiến dịch Tìm-Diệt
Phượng Hoàng –Tết Mậu Thân, 1968

Diễn biến Quốc tế
Giai đoạn 1968–1972
Diễn biến Quốc tế
Việt Nam hóa chiến tranh
Hội nghị Paris
Hiệp định Paris
Chiến dịch:
Lam Sơn 719 – Chiến cục năm 1972 –
Hè 1972 –Mặt trận phòng không 1972 
Phòng không Hà Nội 12 ngày đêm
Giai đoạn 1973–1975
Hội nghị La Celle Saint Cloud
Chiến dịch:
Xuân 1975
Phước Long
Tây Nguyên  -Huế - Đà Nẵng
Phan Rang - Xuân Lộc
Hồ Chí Minh
Trường Sa và các đảo trên Biển Đông
Sự kiện 30 tháng 4, 1975
Hậu quả chiến tranh
Tổn thất nhân mạng
Tội ác của Hoa Kỳ và đồng minh
Chất độc da cam
tiêu bản

Ngày 10/5/1963, các vị lãnh đạo Phật giáo họp tại chùa Từ Đàm, hoạch định đường lối và phương pháp tranh đấu bảo vệ Phật giáo và đòi hỏi công bằng xã hội. Một bản Tuyên ngôn được soạn thảo, nêu ra năm nguyện vọng của Phật giáo. Bản Tuyên ngôn này được gửi tới tổng thống Ngô Đình Diệm qua trung gian đại biểu chính phủ Trung Nguyên Trung Phần. Năm nguyện vọng bao gồm:[14][15]

  1. Yêu cầu chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thu hồi vĩnh viễn công điện cấm treo cờ tôn giáo nơi công cộng.
  2. Yêu cầu Phật giáo phải được hưởng một chế độ đặc biệt như các hội truyền giáo Thiên chúa giáo đã được ghi trong Đạo dụ số 10.
  3. Yêu cầu chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ và khủng bố tín đồ Phật giáo.
  4. Yêu cầu cho tăng ni phật tử được tự do truyền đạo và hành đạo.
  5. Yêu cầu chính phủ bồi thường thích đáng cho những người chết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải bị xét xử.

Bản Tuyên ngôn có chữ ký của Hòa thượng Tịnh Khiết, hội chủ của Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, hòa thượng Mật Nguyện, đại diện Giáo hội Tăng Già Trung Phần, Hòa thượng Thích Trí Quang, đại diện hội Phật giáo Thừa Thiên và Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, đại diện Tỉnh hội Phật giáo Thừa Thiên.[14][15]

Cũng trong ngày 15/5/1963, phái đoàn Tổng Hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với đại diện các tổ chức Phật giáo khác gặp tổng thống Ngô Đình Diệm để trao bản Tuyên ngôn ngày 10/5/1963, đồng thời giải thích năm nguyện vọng của Phật giáo. Sau 3 giờ thảo luận Tổng thống chỉ hứa hẹn mơ hồ và quy trách nhiệm gây ra biến cố đài phát thanh Huế cho những người cộng sản.[8][16]

Ngày 16/5/1963, Phật giáo mở cuộc họp báo tại chùa Xá Lợi, công bố bản Tuyên ngôn 10/5/1963 đồng thời tố cáo trước dư luận những vụ đàn áp, giam cầm và giết chóc mà phật tử phải chịu đựng, vạch trần chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm trong giai đoạn 1954-1963.[8][16]

Phụ đính của Tuyên ngôn ngày 10/5/1963

Ngày 15/5/1963, tại chùa Từ Đàm, một Bản Phụ đính của Tuyên ngôn 10/5/1963 được công bố, giải thích rõ ràng năm nguyện vọng nói trên. Nội dung bản Phụ đính này gồm:[14][17]

  1. Phật giáo Việt Nam không chủ trương lật đổ chính phủ để đưa người của mình lên thay thế mà chỉ nhằm đến sự thay đổi chính sách của chính phủ.
  2. Phật giáo Việt Nam không có kẻ thù, không xem ai là kẻ thù. Đối tượng của cuộc tranh đấu tuyệt đối không phải là Thiên chúa giáo mà là chính sách bất công tôn giáo.
  3. Cuộc tranh đấu của Phật giáo đồ cho bình đẳng tôn giáo được đặt trong khuôn khổ của lý tưởng công bằng xã hội.
  4. Cuộc tranh đấu của Phật giáo đồ được thực hiện theo đường lối bất bạo động.
  5. Phật giáo Việt Nam không chấp nhận sự lợi dụng của bất cứ ai vào cuộc tranh đấu cho bình đẳng tôn giáo và công bình xã hội.

Bản Phụ đính cũng đề nghị chính quyền rút tất cả các tôn giáo ra khỏi phạm vi ràng buộc của Đạo dụ số 10, và ban hành một chế độ đặc biệt cho tất cả các tôn giáo, trong đó có Phật giáo và Gia Tô giáo.[14][17]

Ngày 25/5/1963, Phụ trương của Bản Phụ đính được công bố. Mục đích của văn kiện này là nhắc lại vai trò lập quốc và xây dựng nền văn hóa quốc gia trong quá trình lịch sử dân tộc của Phật giáo và nói rõ lập trường tranh đấu của Phật giáo cho công bằng xã hội.[8][16]

Lễ cầu siêu và rước linh vị các nạn nhân tại Huế

Ngày 17/5/1963, Phật giáo cho trưng bày hình ảnh biến cố đài phát thanh Huế trong đêm Phật Đản tại chùa Ấn Quang (Sài Gòn).[8]

Ngày 20/5/1963, Phật giáo gửi chính quyền một tài liệu 45 trang trong đó liệt kê những vụ đàn áp, bắt bớ và thủ tiêu.[8][16]

Ngày 21/5/1963, khắp nơi trên toàn quốc tổ chức cầu siêu cho các nạn nhân tại Huế. Tại Sài Gòn, khoảng 1000 tăng ni tập trung tại chùa Ấn Quang để hành lễ sau đó diễu hành rước linh vị các nạn nhân về chùa Xá Lợi. Cùng lúc đó, một đoàn gồm 350 tăng ni diễu hành từ chùa Xá Lợi về trụ sở Quốc hội. Những cuộc diễu hành này diễn ra tốt đẹp.[8][18]

Phật giáo thành lập Ủy ban Liên phái

Ngày 25/5/1963, hòa thượng Thích Tịnh Khiết triệu tập một cuộc gặp mặt tại chùa Xá Lợi 10 giáo phái, hội đoàn thuộc Tổng Hội Phật giáo Việt Nam và đại diện các tổ chức và môn phái Phật giáo khác như Giáo hội Nguyên Thủy, Thiền Tịnh, Đạo Tràng, Giáo hội Theravada v.v… để thảo luận về kế hoạch tranh đấu. Một Ủy ban Liên Phái Bảo vệ Phật giáo được thành lập để chỉ đạo cho cuộc vận động Phật giáo do hòa thượng Thích Tâm Châu làm Chủ tịch dưới quyền lãnh đạo tối cao của hòa thượng Tịnh Khiết.[8][19]

Đại diện các giáo phái có mặt tại chùa Xá Lợi ngày 25/5/1963 công bố một bản Tuyên ngôn mang chữ ký của các hòa thượng Thích Thiện Hoa, trị sự trưởng Giáo hội Tăng Già Nam Việt, là hòa thượng Thích Thiện Hòa, trị sự trưởng Giáo hội Tăng Già Bắc Việt tại miền Nam, hòa thượng Bửu Chơn, tăng thống Giáo hội Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam, hòa thượng Lâm Em, tăng thống Giáo hội Theravada, hòa thượng Tâm Châu, phó hội chủ Tổng Hội Phật giáo Việt Nam, cư sĩ Nguyễn Văn Hiếu, hội trưởng hội Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam, cư sĩ Vũ Bảo Vinh, hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo (Bắc Việt, tại miền Nam), cư sĩ Sơn Thái Nguyên, đại diện phật tử Théraveda (người Việt gốc Miên) và cư sĩ Mai Thọ Truyền, hội trưởng hội Phật học Nam Việt. Tuyên ngôn "Ủng hộ toàn diện năm nguyện vọng tối thiểu và thiêng liêng nhất của Phật giáo Việt Nam" đã ghi trong bản Tuyên ngôn ngày 10/5/1963 và "Thệ nguyện đoàn kết đến cùng trong cuộc tranh thủ bất bạo động và hợp pháp để thực hiện những nguyện vọng ấy".[8][19]

Biểu tình và tuyệt thực

Ngày 26/5/1963, một phái đoàn Phật giáo đến Phủ Tổng thống trình bản Phụ đính của Tuyên ngôn 10/5/1963 và thông báo tăng ni toàn miền Nam sẽ tuyệt thực trong 48 giờ từ ngày 30/5/1963 theo chỉ thị của hòa thượng Tịnh Khiết để đòi chính quyền đáp ứng 5 nguyện vọng trong bản Phụ đính.[20]

Sáng ngày 30/5/1963, 352 vị tăng ni đã tổ chức biểu tình, xuất phát từ chùa Ấn Quang, diễu hành tới trụ sở Quốc hội gặp các đại biểu Quốc hội và gửi tới chủ tịch Quốc hội Trương Vĩnh Lễ lá thư của hòa thượng Tâm Châu, Chủ tịch Ủy ban Liên Phái, yêu cầu Quốc hội xác định lập trường đối với những nguyện vọng của Phật giáo.[20]

Trước giờ tuyệt thực, Đoàn Sinh viên Phật tử Huế công bố một lá thư kêu gọi sinh viên học sinh toàn quốc ủng hộ cuộc đấu tranh của Phật giáo. Tại Sài Gòn, Đoàn Sinh viên Phật tử lập tức hưởng ứng lời kêu gọi.

Ngày 31/5/1963 sinh viên tất cả các phân khoa Viện Đại học Huế họp hội nghị tại chùa Từ Đàm, kiến nghị Tổng thống và Chính phủ giải quyết năm nguyện vọng của Phật giáo, thực thi chính sách tự do, dân chủ và bình đẳng, chấm dứt dùng thủ đoạn với tín đồ Phật giáo. Cư sĩ Mai Thọ Truyền, hội trưởng hội Phật học Nam Việt gửi văn thư cho toàn thể phật tử trong hội Phật học Nam Việt kêu gọi mọi người tham gia đấu tranh. Các đơn vị tỉnh hội bắt đầu cộng tác với Giáo hội Tăng Già Nam Việt địa phương để tổ chức cuộc đấu tranh tại các tỉnh miền Nam.[20]

Tại Huế, ngày 1/6/1963, một cuộc biểu tình và tuyệt thực lớn được tổ chức.[21]

Tại Sài Gòn và các tỉnh nhiều cuộc biểu tình và diễu hành được tổ chức, rất đông tăng ni và quần chúng tham gia tuyệt thực. Chùa Ấn Quang và chùa Xá Lợi là hai trung tâm tuyệt thực quan trọng nhất ở Sài Gòn với khoảng 800 người.[22]

Ủy ban Liên Phái cho ấn hành những bản tin và bài báo các cơ quan truyền thông quốc tế như BBC, VOA, AFP... Dư luận và báo chí quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh của Phật giáo càng làm tăng tinh thần đấu tranh của tăng ni, Phật tử.[23]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Biến cố Phật giáo 1963 http://books.google.com/books?id=MauWlUjuWNsC&pg=P... http://news.google.com/newspapers?nid=950&dat=1964... http://www.quangduc.com/BoTatQuangDuc/28cuocvandon... http://www.scribd.com/doc/169054547/United-Nations... http://history.state.gov/historicaldocuments/frus1... http://www.viet-studies.info/kinhte/ThichTriQuang_... http://vncphathoc.net/?option=book_store&view=deta... http://thuvienhoasen.org/a11672/le-phat-dan-8-5-63... http://thuvienhoasen.org/images/file/cjzDy5xG0QgQA... http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-139_4-12347_5...